10 lời khuyên Marketing mùa dịch COVID

Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành khắp Thế giới, hàng triệu doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng. Riêng tại Việt Nam, hơn 20,000 doanh nghiệp đã “ra đi”, hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác đang hấp hối và chờ đợi một cách tuyệt vọng ngày hết dịch.

Đừng chờ, dịch sẽ còn diễn ra rất lâu. Hãy học cách thích nghi bằng việc thay đổi cách làm Marketing mùa dịch COVID.

1. BẮT ĐẦU HỒI PHỤC NGAY TRONG KHỦNG HOẢNG

Các doanh nghiệp nên đầu tư vào truyền thông xây dựng thương hiệu ngay trong giai đoạn dịch COVID đang khiến hầu các hoạt động kinh doanh tê liệt.

“Loạn thế xuất anh hùng” – Đã có nhiều doanh nghiệp tận dụng được khủng hoảng để vươn lên, rất nhiều thương hiệu lớn được hình thành từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây. Tôi có thể liệt kê ra vài thương hiệu:

  • Procter & Gamble (P&G) ra đời trong giai đoạn khủng hoảng 1837 và đã xây dựng thành công nhiều thương hiệu con rất thành công như Tide (bột giặt), Pampers (tã, bỉm), Oral-B (bàn chải răng), Iams (phụ kiện, thức ăn cho vật nuôi), Pantene (dầu gội đầu), Duracell (pin) và rất nhiều thương hiệu khác.
Các thương hiệu của P&G
  • Computing Tabulating Recording (nay là IBM) được khai sinh (1889) trong cuộc suy thoái kéo dài từ 1873 – 1896 và đến năm 1924 chính thức đổi tên thành IBM. IBM hiện nay vẫn là 1 thương hiệu mạnh với 388,000 nhân viên trên toàn cầu và doanh thu 104,5 tỷ USD.
Thương hiệu IBM đã trải qua nhiều lần thay đổi nhận diện
  • General Electric – Cũng trong giai đoạn suy thoái 1873 – 1896, Thomas Edison đã tạo ra thương hiệu General Electric (GE) năm 1892. GE nổi tiếng với những phát minh như bóng điện, điện thoại, máy thu âm… Chúng ta cũng đang ngồi trên những chiếc máy bay có động cơ phản lực GE, chụp cắt lớp bằng máy GE và nghe nói về các tàu sân bay khổng lồ chạy bằng động cơ hạt nhân GE.
General Electric hiện diện với chiến dịch “Sát cánh cùng Việt Nam”
  • General Motor thành lập năm 1907
  • Hewlett-Packard (HP) ra đời năm 1939 trong bối cảnh giữa 2 cuộc khủng hoảng và tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên tới 17%
  • Adobe ra đời năm 1982 và thống trị thị trường phần mềm thiết kế, chắc hẳn không có ai xa lạ với Adobe Photoshop
  • ARM ra đời năm 1990. Các anh, chị nghe ARM có vẻ xa lạ nhưng điện thoại của bạn đang dùng sử dụng chip ARM. Macbook M1 đình đám mới ra mắt cũng sử dụng nền tảng ARM.
  • Cuộc khủng hoảng gần đây nhất đã tạo ra: Facebook, Android, iPad…
    Và tin vui là 10 công ty có ảnh hưởng mạnh nhất đến chỉ số Dow Jones đều sinh ra trong các cuộc khủng hoảng.

Khi đối thủ suy yếu thì chúng ta chớp thời cơ tấn công. Hay nói như Warren buffett “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi mọi người sợ hãi”

2. KHAI THÁC KHÁCH HÀNG HIỆN TẠI

Thống kê cho thấy, chi phí tìm 1 khách hàng mới tốn kém gấp 7 lần chi phí thuyết phục 1 khách hàng cũ mua sản phẩm. Hãy tập trung truyền thông đến khách hàng cũ và chăm sóc họ thật tốt để tạo ra hiệu ứng refferal (giới thiệu truyền miệng).

3. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THEO PHÂN KHÚC

Tôi gọi đơn giản phương pháp này là “Chia để trị” hay hiểu đơn giản là các nhóm khách hàng khác nhau thì muốn nghe những thông điệp khác nhau.

Ví dụ: Nếu anh, chị đang bán sản phẩm sữa hoặc các chế phẩm từ sữa.

  • Với nhóm khách hàng trẻ, hãy truyền thông điệp “Năng lượng cho ngày mới năng động”
  • Với nhóm phụ nữ, thông điệp sẽ là “Đẹp da, tốt dáng”
  • Với đám đàn ông công sở có thể là “Giải độc tố bia, rượu 1 cách tự nhiên”
4. TẬP TRUNG VÀO KÊNH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ

Hãy tập trung vào các kênh truyền thông đã chứng minh được hiệu quả đối với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trong quá khứ thay vì mày mò thử các kênh truyền thông mới hoặc dàn trải chi phí ra nhiều kênh truyền thông (tăng độ phủ)

Hãy áp dụng quy luật 80/20: Đầu tư 80% ngân sách vào 20% kênh truyền thông đã hiệu quả và dùng 20% còn lại cho các kênh truyền thông mới.

Tập trung 80% nguồn lực vào 20% kênh truyền thông hiệu quả
5. CHIẾM LĨNH ĐỊA HẠT TRUYỀN THÔNG CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Rất nhiều khả năng là trong khủng hoảng do dịch COVID kéo dài, đối thủ cạnh tranh của chúng ta đã buông 1 số kênh truyền thông mà khi sung túc họ đang áp đảo. Đây là lúc chúng ta có thể tập trung nguồn lực để chiếm lĩnh các kênh truyền thông này. Vì trong khủng hoảng, khi ta đóng vai trò người mua hàng, trả tiền cho các chủ kênh truyền thông thì ta sẽ hơn họ ưu thế về đàm phán và lúc này với bản lĩnh đàm phán tốt, các anh, chị hoàn toàn có khả năng độc chiếm được vị trí mà trước kia vốn thuộc về đối thủ của mình.

6. TẠO CẢM GIÁC CẤP BÁCH TRONG THÔNG ĐIỆP

Trong giai đoạn suy thoái, khách hàng sẽ thắt chặt chi tiêu và họ sẽ chậm ra quyết định mua hàng hơn lúc sung túc. Vì vậy hãy truyền thông với những thông điệp tạo cho khách hàng cảm giác “không mua không được”.

Như tôi đã từng ví von, khách hàng là hươu là nai, người bán hàng là thợ săn với cung tên. Có 3 chỗ có thể hạ gục chú hươu kiêu hãnh kia:

  • Bắn vào đầu – Lý trí của khách hàng: Hãy tạo ra cho họ bối cảnh để cân nhắc và đi đến quyết định không mua thì thiệt thòi quá. Ví dụ như tạo ra các chương trình mua 1 tặng 1… cái gì khác. Hay nhấn mạnh vào vị thế của công ty “Chúng tôi tự hào nằm trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam VNR500”
  • Bắn vào tim – Tình cảm, cảm xúc của khách hàng: Hãy làm cho khách hàng yêu thích sản phẩm của chúng ta hoặc sử dụng cách thức “đe dọa” để gợi đến cho họ cảm xúc về sự sợ hãi, động đến nỗi đau.Ví dụ: Nếu bạn bán sản phẩm giám sát hành trình ô tô, hãy nói “không dùng sản phẩm giám sát hành trình xe hơi hợp chuẩn sẽ bị công an phạt” hoặc “Bạn có biết rằng lái xe của bạn thường dùng xe của bạn chở bồ đi chơi vào những ngày bạn đi công tác?”Nếu bạn làm dịch vụ diệt côn trùng, dập dịch… có thể nói “Đừng để con bạn bị sốt xuất huyết bởi muỗi anophen” và vô số idea khác mà tôi tin các anh, chị đều có thể nghĩ ra được ?
  • Bắn vào bụng – Miếng ăn, sự no đủ: Hãy cho khách hàng thấy họ có thể no đủ, sung túc hơn nếu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Giảm giá, chiết khấu luôn là cách không bao giờ cũ.

Những cách trên có thể dùng ngay trong thời kỳ không khủng hoảng. Tuy nhiên, lúc suy thoái thì nên gắn thêm yếu tố CÓ THỜI HẠN. Đặt ra hạn chế về thời gian, về số lượng, vị trí địa lý… để khách hàng hành động nhanh hơn.


Nếu bạn đang tìm các kỹ thuật chốt sales, đàm phán, thuyết phục khách hàng thì đừng bỏ qua 38 video hướng dẫn miễn phí. Bấm vào đây để nhận nhé: https://anhoa.edu.vn/36tcbh(Hoàn toàn miễn phí)


7. TĂNG ẤN TƯỢNG TRONG TRUYỀN THÔNG

Các thông điệp truyền thông trong khủng hoảng cần tạo ấn tượng mạnh hơn khi bình thường. Điều này cần đến kỹ năng sáng tạo và cách thức sử dụng ngôn từ. Hãy vào trang chủ của An Hòa Education – Chắc chắn bạn sẽ tìm được điều mình mong đợi.

8. GẮN KẾT KHÁCH HÀNG VỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Có đến 92% người tiêu dùng tin vào những lời giới thiệu từ người có uy tín đối với họ. 70% quyết định mua hàng sau khi đọc nhận xét trên Internet.

Hãy tận dụng cách truyền thông truyền miệng. Điều này cần có thời gian, tuy nhiên các bạn có thể kết nối (mất phí) với các chuyên gia để tận dụng uy tín của họ hoặc sử dụng cách viết bài trên báo chí. Con số lạc quan cho thấy tỷ lệ tin vào báo chí ở Việt Nam vẫn ở mức trên 60%.

9. TẠO SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU CHO HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

Chúng ta nên tạo sự nhất quán trong truyền thông thương hiệu từ định vị, nhận diện, truyền thông, từ logo, biển hiệu, name card… Đây chính xác là điều nếu muốn thành công các bạn buộc phải theo đuổi.

Nếu bạn cần tìm ý tưởng cho thương hiệu của mình, hãy bấm vào link sau để tải tài liệu “10 quy tắc đặt tên thương hiệu”: Bấm vào đây để tải tài liệu

10. SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU NỘI BỘ ĐỂ TĂNG LỢI NHUẬN

Truyền thông nội bộ để tạo ra văn hóa thương hiệu đối với nhân viên, làm cho họ tự hào về màu cờ, sắc áo, gia tăng tính tự nguyện, tạo động lực làm việc góp phần tăng năng suất lao động.

Nếu có điều gì khó hiểu, đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn.

Đừng quên xem thêm các khóa huấn luyện tại An Hòa Education

  • Nguyễn Vĩnh Cường

Related Articles